Ngày đăng bài: 06/12/2024 10:55
Lượt xem: 83
Tọa đàm “Lấy ý kiến các bên liên quan về mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ” tại Trường Đại học Hòa Bình

Vào sáng ngày 01 tháng 12 năm 2024, Trường Đại học Hòa Bình (ĐHHB) đã tổ chức Tọa đàm Lấy ý kiến các bên liên quan về mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ nhằm tạo diễn đàn chất lượng để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thảo luận, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm mở ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ tại Trường ĐHHB đạt hiệu quả, đáp ứng các quy định hiện hành, cũng như đáp ứng nguyện vọng của người học và nhu cầu xã hội.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Đến tham dự Tọa đàm, về phía đại biểu khách mời, có Ông Nguyễn Đức Trung – CVCC Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên của một số Đại học, Trường đại học, Học viện trong nước có đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ Tiến sĩ: GS.TS Đặng Đình Đào (Đại học Kinh tế Quốc dân); PGS.TS Nguyễn Minh Hiền, PGS.TS Trần Đình Thao (Học viện Nông nghiệp Việt Nam); GS.TS Phạm Vân Đình, PGS.TS Đỗ Văn Viện (Trường Đại học Công nghệ Đông Á); GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung (Trường Đại học Đông Đô); PGS.TS Quyền Đình Hà (Trường Đại học Thành Đông); TS. Hoàng Xuân Cường (Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội).

Về phía Nhà trường, có sự tham gia của: TS. Nguyễn Văn Ngữ – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; cùng các thành viên Hội đồng xây dựng Đề án mở ngành, Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo và Tổ thư ký xây dựng Đề án mở ngành Quản lý trình độ tiến sĩ Trường ĐHHB; các Thầy Cô là giảng viên chủ trì mở ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ của Trường.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã khẳng định hoạt động đào tạo đại học và sau đại học là sứ mạng, là nhiệm vụ trọng yếu của các trường đại học. Vì vậy, không ngừng phát triển đào tạo nói chung, đào tạo sau đại học nói riêng, trong đó, có tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ là mục tiêu mà các cơ sở đào tạo, các trường đại học đều hướng tới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về giáo dục đào tạo ngày càng sâu rộng, và trước những thách thức của môi trường giáo dục luôn thay đổi, việc mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của mỗi cơ sở đào tạo và của toàn xã hội. Trên tinh thần đó, buổi toạ đàm “Lấy ý kiến các bên liên quan về việc về mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ” là rất quan trọng đối với Trường ĐHHB, nhằm thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đảm bảo chương trình đào tạo hợp lý, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng cũng nhấn mạnh chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ của Trường được xây dựng trên cơ sở các quy chế đào tạo hiện hành, trong đó có Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có tham khảo, kế thừa có chọn lọc các chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ của các Trường đại học, Học viện trong và ngoài nước, có thể đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc cung cấp cho xã hội đội ngũ tiến sĩ có trình độ và chất lượng cao.

NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng phát biểu đề dẫn Tọa đàm

PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự , Phó Trưởng Khoa PTK Kinh tế và Khoa học cơ bản thay mặt Hội đồng xây dựng Đề án mở ngành trình bày kết quả thực hiện Đề án và dự thảo khung chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ, trong đó, nhấn mạnh về quá trình thực hiện và dự thảo khung chương trình đã được thiết kế đáp ứng các yêu cầu về năng lực, phù hợp với trình độ tiến sĩ và các tiêu chuẩn đảm báo chất lượng chương trình đào tạo. Điểm nổi bật của dự thảo khung chương trình là các môn học và trình tự môn học được sắp xếp trên cơ sở đối sánh các chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ của các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài, cũng như căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và khảo sát sinh viên, học viên, cựu sinh viên, cựu học viên ngành phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mặt khác, Nhà trường đã chủ động, tích cực chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học nhằm đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự trình bày tại Toạ đàm

Trong phiên thảo luận, phần lớn các ý kiến đều đánh giá cao nỗ lực của Nhà trường trong việc mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ, qua đó, nâng cao vị thế, uy tín và khẳng định giá trị, thương hiệu của Trường ĐHHB, đồng thời, đóng góp vào việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội trong lĩnh vực lãnh đạo – quản lý, quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của thành phố Hà Nội. Các chuyên gia đều nhất trí cho rằng cấu trúc phân bổ chương trình đào tạo đã hợp lý, trong đó, khung chương trình đào tạo được thể hiện cụ thể, rõ ràng đối với các đối tượng nghiên cứu sinh và nội dung của các môn học là phù hợp. Các chuyên gia đồng thời cũng nhấn mạnh nội dung chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ cần bổ sung và chú trọng một số học phần nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá cho nghiên cứu sinh, chẳng hạn như: kỹ năng đánh giá tác động, kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề về kinh tế, kỹ năng truyền đạt và tư vấn…; đồng thời, tăng cường sử dụng nguồn tài liệu học tập cả trong và ngoài nước cho nghiên cứu sinh tham khảo, tự học. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ tại các Đại học, Trường đại học, Học viện mà các đại biểu đã và đang công tác.

Phát biểu chia sẻ với Tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Ngữ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường đã bày tỏ quyết tâm cao của Hội đồng Trường về việc mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ, đồng thời, mong muốn xây dựng được chương trình đào tạo vừa có sự kế thừa, chọn lọc các chương trình đào tạo của các Trường đại học, Học viện trong và ngoài nước, vừa có sự khác biệt, đổi mới của Trường ĐHHB và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

TS. Nguyễn Văn Ngữ chia sẻ tại Tọa đàm

Tọa đàm đã khép lại với phát biểu kết luận của NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Hiệu trưởng, trong đó, bày tỏ sự tri ân của Nhà trường đối với những đóng góp của các chuyên gia và đánh giá cao nỗ lực của Khoa Kinhh tế và Khoa học cơ bản, cũng như của Hội đồng xây dựng Đề án trong việc xây dựng Đề án mở ngành đào tạo Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ, đồng thời, chỉ đạo một số nội dung cụ thể để Hội đồng tiếp thu và chỉnh sửa phù hợp nhằm đảm bảo khả năng cao nhất cho chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ tiến sĩ phù hợp với nhu cầu của người học nói riêng và của xã hội nói chung.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

 Một số hình ảnh khác tại Tọa đàm:


Nguồn: https://daihochoabinh.edu.vn/

Xem bài viết gốc tại đây

Công nghệ bê tông Asphalt tái chế ấm – Nghiên cứu và ứng dụng

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh: "Trái Đất đã chuyển từ giai đoạn ấm lên sang kỷ nguyên nung nóng toàn cầu". Các quốc gia đã và đang xem xét lại các chu trình công nghiệp nhằm giảm thiểu phát thải carbon, trong đó có vấn đề vật liệu xây dựng mặt đường giao thông.

Xử lý ảnh số

Cuốn sách đã chọn lọc những kiến thức, nguyên lý thiết thực, đồng thời cập nhật được những thông tin mới nhất về xử lý ảnh hiện đang tồn tại hoặc đang được quan tâm nghiên cứu.

Chất kết dính và bê tông Geopolyme (Sách chuyên khảo)

Một số công trình kiến trúc hàng ngàn năm trước vẫn tồn tại cho đến nay, là minh chứng cho những nền văn minh rực rỡ và thành tựu về vật liệu xây dựng, trong đó có Kim tự tháp Ai Cập hay Đấu trường Colosseum của La Mã. Geopolyme có thể được coi là một vật liệu của sự kế thừa và phát triển khi vật liệu này được nghiên cứu trên cơ sở mô phỏng lại cơ chế của những vật liệu cổ xưa.

Blog nhân sự

Sách Blog nhân sự Nguyễn Hùng Cường là series 5 quyển với những chủ đề khác nhau

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại

Bản thân ngân hàng thương mại nắm giữ một lượng tài sản rất lớn trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, nên những thay đổi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng sâu sắc và rộng khắp tới an toàn hệ thống tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.