Ngày đăng bài: 03/07/2024 14:45
Lượt xem: 1085
Hội thảo khoa học Quốc gia “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới”

Sáng ngày 02/7/2024, Trường Đại học Hòa Bình đã tham dự Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới” tại Hà Nội do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức.

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.

Hội thảo nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổng kết Chỉ thị số 40-CT/TW, qua đó, đề xuất các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục phát huy vai trò, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm.

Tham dự và chủ trì Hội thảo có ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ông Đào Minh Tú, Ủy viên HĐQT NHCSXH, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT NHCSXH, Tổng Giám đốc NHCSXH.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là đại diện của một số Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; các trường đại học, học viện và doanh nghiệp.

Về phía Trường Đại học Hòa Bình, tham dự Hội thảo gồm có: NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Hiệu trưởng; TS. Lê Thị Phương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học.

Đông đảo các đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp tham dự Hội thảo.

Đông đảo các đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: Tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 40-CT/TW ra đời là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng hoạt động tín dụng chính sách xã hội vẫn còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, vì vậy, để có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo tổng kết Chỉ thị số 40-CT/TW trình Ban Bí thư, ông Nguyễn Hồng Sơn đề nghị các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu thảo luận, làm rõ ý nghĩa và vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, qua đó, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tính hiệu quả, bền vững của tín dụng sách xã hội, nhất là các quan điểm và cơ chế, chính sách mới nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới; thực hiện hiệu quả các giải pháp đã được đưa ra trong Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo đã nhận được 46 bài tham luận của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, các viện, trường, chuyên gia và nhà khoa học. Trong đó, có 8 tham luận được các đại biểu phát biểu trực tiếp tại Hội thảo cùng nhiều ý kiến tham gia thảo luận mở có giá trị.

Phát biểu trong phiên thảo luận mở tại Hội thảo, NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình đã thể hiện tinh thần nhất trí cao với các vấn đề được các đại biểu trao đổi trong Hội thảo, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững, đồng thời, có những chia sẻ về tình hình bối cảnh quốc tế và trong nước với những biến đổi phức tạp, khó lường đã tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đối với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững như: tăng cường phối hợp chính sách tín dụng và giáo dục tài chính để hỗ trợ người nghèo nâng cao kiến thức về sản xuất kinh doanh và hoạch định tài chính, đổi mới phương thức cấp tín dụng chính sách xã hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tiếp tục đổi mới cơ chế ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tiếp cận tín dụng…

NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình phát biểu tại phiên thảo luận mở trong Hội thảo.

NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình phát biểu tại phiên thảo luận mở trong Hội thảo.

Trên cơ sở hội thảo lần này, Ban Kinh tế Trung ương sẽ ghi nhận, tiếp thu tối đa tất cả các ý kiến trao đổi, thảo luận, góp ý cũng như nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, các tham luận, báo cáo chuyên đề liên quan để tổng hợp, chắt lọc, phục vụ nhiệm vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI.


Nguồn: https://daihochoabinh.edu.vn/

Xem bài viết gốc tại đây